Nhân khẩu Nhà_Minh

Sau khi Đại Minh thành lập và thống nhất Trung Hoa, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thi hành chính sách "hưu dưỡng sinh tức" (phục hồi và phát triển), nông nghiệp thời Mông-Nguyên vốn chịu sự phá hoại từ chiến tranh nay khôi phục ở mức độ lớn, những năm Hồng Vũ tiến hành khẩn hoang vùng đất phía bắc Hoài Hà và Tứ Xuyên trên quy mô lớn, nhân khẩu do vậy tăng trưởng ổn định. Đến năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), toàn quốc có 63 triệu người, trong đó 61,75 triệu người thuộc dân hộ, 3,25 triệu người thuộc quân hộ. Bắc ngũ tỉnh (Bắc Bình, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Thiểm Tây) có 17,55 triệu nhân khẩu, chiếm 27% toàn quốc; trong đó Sơn Đông là đông dân nhất với 5.462.850 người, kế đến là Sơn Tây (3.790.760 người), Hà Nam (2.825.300 người), Thiểm Tây (2.646.450 người), Bắc Bình (2.619.500 người). Trung ngũ tỉnh (Kinh Sư, Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Quảng, Tứ Xuyên) có 33,8 triệu người, chiếm 52% toàn quốc; trong đó Nam Trực Lệ có 11.291.460 người, mật độ nhân khẩu cao nhất là ở lực vực Tô Nam Thái Hồ với tổng số 6.320.300 người và đạt 220 người/km²; tiếp đến là Chiết Giang tỉnh với 9.959.270 người; Giang Tây có 7.260.000 người, Hồ Quảng có 4.318.420 người, Tứ Xuyên có 1.314.260 người. Nam ngũ tỉnh (Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu) có tổng cộng 10,40 triệu người, chiếm 16% toàn quốc.[78]

Nhân khẩu triều Minh đạt đỉnh cao vào hậu kỳ, song các học giả bất đồng về thời gian và số lượng cụ thể. Dịch Trung Thiên nhận định vào thời Minh mạt toàn quốc có trên 60 triệu người,[79] Hàn Văn Lâm và Tạ Thục Quân nhận định năm 1626 thì Đại Minh đạt đỉnh cao về nhân khẩu, với khoảng 99,873 triệu người,[80] Vương Dục Dân nhận định vào những năm Vạn Lịch (1573-1620) thì nhân khẩu triều Minhd dạt mức tối đa, nhân khẩu thực tế là từ 130-150 triệu người;[81] Cát Kiếm Hùng nhận định vào năm 1600 triều Minh thực tế có 197 triệu dân, vào thời đỉnh cao là sát 200 triệu người;[82] Tào Thụ Cơ nhận định nhân khẩu triều Minh lên đến đỉnh cao vào năm 1630 với nhân khẩu thực tế là khoảng 192,51 triệu người, sang năm 1644 thì số nhân khẩu thực tế giảm còn khoảng 152,47 triệu người;[83] nhà kinh tế học Anh Quốc Angus Maddison thì nhận định vào năm 1600 nhân khẩu thực tế của triều Minh đạt khoảng 160 triệu người.[84]

Cuối năm năm Gia Tĩnh thời Minh Thế Tông, các loại cây trồng cao sản đến từ châu Mỹ bắt đầu được truyền bá đến Trung Quốc (tiêu biểu là ngô), trở nên phổ biến tại những vùng có mật độ dân cư cao nhất như Giang-Chiết hay Lĩnh Nam. Đặc biệt là qua Vạn Lịch trung hưng, nhân khẩu tăng trưởng nhanh và ổn định, có học giả ước tính thì đạt đến mức chưa từng có là 150 triệu người, phân bổ vẫn không đổi. Từ Sùng Trinh thứ 11 (1640) thời Minh Tư Tông đến năm Thuận Trị thứ 7 (1650) thời Thanh Thế Tổ, do chiến tranh cùng mất mùa và dịch bệnh nên số người tử vong gia tăng, đặc biệt là bùng phát dịch hạch và hạn hán ở phương bắc, quân Bát kỳ Mãn Thanh đánh chiếm, tiến hành giết hại và buộc người Hán phải di dân để đề phòng họ phản kháng, khiến nhân khẩu giảm thiểu rất nhiều, chưa bằng một nửa so với trước đó, riêng phương bắc giảm xuống chỉ chưa bằng 20%.[85]

Kế tục triều Nguyên, triều Minh phân cư dân thành "dân hộ", "quân hộ", "tượng hộ", những người làm thủ công nghiệp nhập tượng tịch. Tượng tịch và quân tịch có địa vị thấp hơn so với dân tịch, không được ứng thí, đồng thời phải kế thừa nghề của đời trước. Việc thoát khỏi hộ tịch ban đầu là khó khăn, cần phải được Hoàng đế đặc chỉ phê chuẩn.

Bảng nhân khẩu triều Minh
Niên đạiSố hộSố khẩuGhi chú
Năm Hồng Vũ thứ 14 (1381) thời Minh Thái Tổ10.654.362 hộ59.873.305 người[86]
Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393) thời Minh Thái Tổ10.652.870 hộ60.545.812 ngườinay có học giả ước tính số nhân khẩu thực tế đạt 65.000.000 người。
Năm Vĩnh Lạc thứ 1 (1403) thời Minh Thành Tổ11.415.829 hộ66.598.337 người
Năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) thời Minh Thành Tổ9.685.020 hộ50.950.470 người
Năm Thành Hóa thứ 16 (1479) thời Minh Hiến Tôngước tính thực tế có 71.850.000 người
Năm Thành Hóa thứ 24 (1488) thời Minh Hiến Tôngước tính thực tế có 75.000.000 người
Năm Hoằng Trị thứ 4 (1491) thời Minh Hiếu Tông9.113.446 hộ53.281.158 người
Năm Hoằng Trị thứ 15 (1502) thời Minh Hiếu Tông10.409.788 hộ50.908.672 người[87]
Năm Hoằng Trị thứ 17 (1504) thời Minh Hiếu Tông10.508.935 hộ60.105.835 người
Năm Vạn Lịch thứ 6 (1578) thời Minh Thần Tông10.621.436 hộ60.692.856 người
Năm Thái Xương thứ 1 (1620) thời Minh Quang Tông9.835.426 hộ51.655.459 người[88]Theo ước tính nhân khẩu thực tế vào những năm Vạn Lịch trong khoảng 130-150 triệu người.
Năm Sùng Trinh thứ 17 (1644) thời Minh Tư Tôngước tính thực tế có 100 triệu người
Chú: số liệu lấy theo "Minh sử•quyển 77•thực hóa nhất", "Minh Thái Tổ thực lục".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Minh http://www.ccnt.com.cn/china/history/history/ming/... http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/lddw/20... http://hxd.wenming.cn/kyjjcg/2009-08/12/content_39... http://china.chinaa2z.com/china/html/history%20and... http://www.chinaonlinemuseum.com/painting-masters.... http://ctdsb.cnhubei.com/html/ncxb/20090307/ncxb64... http://news.ifeng.com/history/1/jishi/200812/1225_... http://cul.qq.com/a/20150201/012239.htm http://www.saohua.com/shuku/History/06%E3%80%8A%E6... http://www.mnsu.edu/emuseum/prehistory/china/later...